Chuẩn bị và viết sơ yếu lý lịch xin việc chưa bao giờ là dễ dàng đối với những tân binh. Bởi lẽ, ngoài nắm bặt đầy đủ quy trình, ghi nhớ mang theo hồ sơ cá nhân, gia đình để ghi thật chính xác, chuẩn bị giấy khám sức khỏe bạn cần phải tự mình tìm hiểu các khái niệm liên quan để ghi thật chuẩn. Một trong những khái niệm dễ bị hiểu nhầm và ghi sai trong sơ yếu lý lịch, tốn không biết bao nhiêu bộ hồ sơ của ứng viên là trình độ văn hóa.Vậy trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa có giống trình độ chuyên môn không? Trong sơ yếu lý lịch xin việc thì sẽ ghi như thế nào? Trong bài viết dưới đây của timviec6s, hãy cùng đi giải mã tất cả vấn đề trên một cách dễ hiểu nhất.
Phần lớn những người lần đầu tiên tiếp xúc đến khái niệm trình độ văn hóa đều mường tượng rằng đây là một thuật ngữ liên quan đến giáo dục. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ khá trừu tượng và không có định nghĩa thống nhất hoàn toàn. Vì vậy, dễ hiểu khi không phải ai cũng có thể giải thích một cách tường tận hay chắc chắn thông tin này để ghi vào các form mẫu sẵn trong các giấy tờ hành chính liên quan đến công việc của mình như tờ khai, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch xin việc.
Hiểu một cách đơn giản, trình độ văn hóa khi được để cập trong hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch xin việc ngày nay chính là trình độ của mỗi người được ghi nhận trong cấp học phổ thông. Trình độ văn hóa phản ánh năng lực tiếp nhận văn hóa, ứng xử và khả năng tuân thủ các chuẩn mực của xã hội. Trình độ văn hóa là cán cân đo lường mức độ hoàn thành các cấp học phổ thông hiện nay như: Cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp phổ thông.Trình độ văn hóa được chia thành nhiều cấp, dựa vào thực tế hoàn thành các cấp học trong chương trình giáo dục quốc dân hiện nay, các chuyên gia đã chia trình độ văn hóa thành các cấp:
- Mù chữ: Không có khả năng đọc, viết, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
-Trình độ tiểu học: Hoàn thành được chương trình học cao nhất ở cấp tiểu học (lớp 5)
- Trình độ trung học cơ sở: Hoàn thành chương trình học cao nhất ở cấp trung học cơ sở ( lớp 9)
-Trình độ trung học phổ thông: Hoàn thành các ở cấp trung học phổ thông (lớp 12).
Nhắc đến trình độ văn hóa, chúng ta chỉ đề cập khả năng hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, không đề cấp đến năng lực hoàn thành chương trình giáo dục nghề nghiệp hay giáo dục đại học. Đây cũng là đặc điểm quan trọng để chúng ta dễ dàng phân biệt giữa các khái niệm nghe qua có vẻ như tương đồng với nhau như Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ về học vấn.
Điểm chung duy nhất của trình độ văn hóa, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là khái niệm trong giáo dục phản ánh năng lực tiếp nhận tri thức của mỗi người. Cả ba khái niệm lại thường xuyên xuất hiện trên các tờ khai cá nhân như hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch, việc phân biệt giúp ta tránh nhầm lẫn và ghi hồ sơ chuẩn xác.
Như đã nhấn mạnh, trình độ văn hóa ghi nhận trình độ giáo dục của cá nhân ở cấp phổ thông, phản ánh khả năng thực hành văn hóa và tuân thủ các chuẩn mực của xã hội.
Trong khi đó, trình độ chuyên môn được hiểu là trình độ năng lực chuyên sâu của cá nhân thể hiện qua quá trình học tập, tích lũy và thực hành các kiến thức chuyên ngành. Trình độ chuyên môn được xây dựng từ các cấp học cao cấp như cao đẳng, đại học và sau đại học.
Trình độ học vấn là khái niệm chung bao hàm trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ học vấn phản ánh khả năng nhận thức về văn hóa, đồng thời thể hiện được mức độ hiểu biết, tri thức thức tích lũy được qua thời gian của một cá nhân. Trình độ tri thức trong các tài liệu ứng tuyển được các nhà tuyển dụng quan tâm là bậc đào tạo cao nhất của ứng viên.
Không phải bỗng dưng mà trình độ văn hóa là trường thông tin xuất hiện ở các hồ sơ, giấy tờ xin việc từ đơn xin việc đến sơ yếu lý lịch. Thông qua trình độ văn hóa, nhà tuyển dụng thấy được năng lực hiểu biết xã hội của ứng viên, khả năng tiếp thu và thực hành đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Không những thế, thông qua trình độ văn hóa, doanh nghiệp có thể lựa chọn ra những ứng cử viên tiềm năng phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Vậy ghi trình độ văn hóa trên các tài liệu, hồ sơ xin việc như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể ngay dưới nội dung dưới đây nhé.
Chuẩn bị hồ sơ xin việc đầy đủ, đảm bảo tất cả các trường thông tin trên CV, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch được ghi đúng, đủ và chuẩn xác có vai trò quyết định trong hành trình ứng tuyển việc làm của ứng viên. Lời nhắc này cũng được áp dụng với nội dung trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch xin việc.
Trình độ văn hóa là thước đo của trình độ giáo dục phổ thông. Do đó, cách ghi trình độ văn hóa trên sơ yếu lý lịch của từng ứng viên phụ thuộc rất nhiều vào hệ đào tạo phổ thông mà người lao động theo học. Theo hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch viên chức đính kèm Thông tư 07/2019/TT-BNV có hướng dẫn cụ thể, trình độ giáo dục phổ thông sẽ được ghi rõ là tốt nghiệp lớp mấy thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Những người sinh ra vào những năm 1960 đến 1970 ở Việt Nam được đào tạo theo hệ phổ thông hệ 10 năm. Do đó, khi đã hoàn thành 10 năm phổ thông, bạn sẽ ghi 10/10 vào nội dung trình độ văn hóa. Ví dụ chỉ hoàn thành có 7 năm, hãy ghi cụ thể là 7/10.
Đối với hệ đào tạo phổ thông 12 năm, khi đã hoàn thành 12 lớp học tương ứng với 3 cấp học, bạn sẽ ghi rõ là 12/12. Nếu chỉ học xong lớp 10, sẽ ghi cụ thể là 10/12.
Nếu bạn đã hoàn thành xong hệ đào tạo phổ thông hệ 10 năm và 12 năm và tiếp tục học cao lên đại học hoặc cao đẳng, thì tại ô trình độ văn hóa, bạn vẫn ghi là 10/10 hoặc 12/12 theo đúng trình độ đào tạo phổ thông của bạn nhé.
Như vậy trên đây Timviec6s vừa hướng dẫn bạn đi giải mã cụ thể trình độ học vấn là gì cũng như cách viết trình độ học vấn trên sơ yếu lý lịch chuẩn nhất. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích và giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc làm một cách thuận lợi nhé.
Đăng nhập
Đăng nhập nhà tuyển dụng
Đăng nhập ngay để trải nghiệm dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng
Tài khoản
Mật khẩu
Đăng nhập
Đăng nhập ứng viên
Đăng nhập Timviec6s, cơ hội việc làm rộng mở, ứng tuyển nhanh
Tài khoản
Mật khẩu