Bí quyết xây dựng mục tiêu nghề nghiệp kế toán chuyên nghiệp

Bên cạnh và kỹ năng, kinh nghiệm trong CV nổi bật, mục tiêu nghề nghiệp kế toán rõ ràng, cụ thể, chuyên nghiệp chính là thành tố quan trọng giúp các tân binh kế toán đến những ứng viên có kinh nghiệm tạo sức hút với nhà tuyển dụng. Vậy mục tiêu nghề nghiệp kế toán cần trình bày những nội dung nào? Bí quyết gì giúp mục tiêu nghề nghiệp kế toán trở nên ấn tượng với đơn vị cầm cân nảy mực? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng Timviec6s khám phá ngay câu trả lời nhé. 

1. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là gì? Mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV nắm vai trò gì?

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán hay mục tiêu nghề nghiệp ứng tuyển vị trí kế toán trong CV xin việc , là những kế hoạch, dự định, mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn mà ứng viên muốn hướng đến và thực hiện như một cam kết của người tìm việc trước nhà tuyển dụng cho vị trí kế toán của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán
 Mục tiêu nghề nghiệp kế toán 

Với những tân binh kế toán lần đầu tạo CV, có vẻ như mục tiêu nghề nghiệp kế toán nghe có vẻ lạ tai, không quen thuộc bằng các thông tin như kinh nghiệm làm việc hay học vấn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trên thực tế, mục tiêu nghề nghiệp không phải một trường bắt buộc trong CV, thay vào đó, bạn có hoàn toàn có thể trình bày mô tả, giới thiệu bản thân để bù vào khoảng trống của nội dung này, điều này dễ thấy trên các CV ngôn ngữ, CV xin học bổng du học hay CV ứng tuyển bằng tiếng nước ngoài. 

Tuy nhiên, trong CV kế toán, đặc biệt là CV cho đối tượng ứng viên là thực tập sinh hay sinh viên mới ra trường, mục tiêu vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu. Tuy không thể hiện trực tiếp những kiến thức nền tảng phục vụ cho chuyên môn kế toán như học vấn hay mô phỏng năng lực và trải nghiệm, thành tựu thực tế đã làm trước đó trong CV, nhưng mục tiêu nghề nghiệp kế toán giúp ứng viên thể hiện các phẩm chất tốt cần thiết như ý chí, hành động của ứng viên, tính cách, có định hướng tương lai, biết lên kế hoạch,...Đặc biệt là những phẩm chất đó là tiền đề để bạn chứng minh mình thực sự làm được việc và phù hợp với doanh nghiệp. 

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp kế toán, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tiềm năng của bạn có thực sự phù hợp với vị trí công việc kế toán mà họ đang tuyển hay không cũng như môi trường, văn hóa của doanh nghiệp không để đưa ra quyết định cuối cùng. Dĩ nhiên, không một nhà tuyển dụng nào nói chung và tuyển dụng kế toán nói riêng muốn nhận ứng viên lười biếng, thiếu định hướng, thiếu cam kết trong quá trình làm việc, thiếu sự nhận thức về bản thân và đặc biệt là không phù hợp với văn hóa, môi trường của doanh nghiệp. 

Đặc biệt với vị trí cần tính tính chính xác, nghiêm túc và cần đến sự đồng hành lâu dài như kế toán. Đó là chưa kể, những vị trí thiếu kinh nghiệm hay vừa mới ra trường, mục tiêu nghề nghiệp kế toán lấp đầy những khoảng trống cho kinh nghiệm giúp bạn thể hiện ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Những điều này giải thích vì sao, mục tiêu nghề nghiệp kế toán quan trọng và bạn nên thể hiện trong CV.        

2. Cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp kế toán chuẩn nhất

Trên thực tế, không có một công thức nào chuẩn cho việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp kế toán ở tất cả các vị trí. Tuy nhiên, trên thực tế tuyển dụng cho thấy, một mục tiêu nghề nghiệp kế toán được bị thu hút bởi tuyển dụng khi đảm bảo được một số tiêu chí sau đây:

2.1. Sự rõ ràng, ngắn gọn

Cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp kế toán chuẩn nhất
Cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp kế toán chuẩn nhất

Dù bạn ứng tuyển vị trí thực tập sinh kế toán, kế toán kho hay kế toán tổng hợp đi chăng nữa, thì yếu tố tiên quyết trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn chính là sự ngắn gọn và rõ ràng. Có thể bạn khuyết thiếu kinh nghiệm, lại sở hữu quá nhiều dự định, kế hoạch, những phẩm chất tiềm năng mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng vị trí kế toán của bạn dễ bị “đốn gục” và đang lên ý định cho việc trình bày đến nửa trang giấy cho nội dung mục tiêu nghề nghiệp kế toán của mình. Điều này là không khả thi nhé. Trên thực tế, dung lượng của cả bản CV chỉ tối đa khoảng 2 trang giấy, việc thể hiện quá dài mục tiêu sẽ làm mất cân đối tổng thể và gây ra “sốc tâm lý” cho nhà tuyển dụng, vì phải quá nhiều thời gian để điểm hết các nội dung không có tính thực tế, vì thế có thể bỏ rơi những thông tin quan trọng khác trong CV như kỹ năng hay học vấn. 

Dung lượng tốt nhất cho mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán là khoảng 3-5 dòng. Bạn nên chia thành nhỏ thành các hai nội dung căn bản” Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để định hướng lượng thông tin mình cần thể hiện cũng như tạo ra sự rõ ràng trong mục tiêu giúp nhà tuyển dụng hình dung rõ nét nhất.

2.2  Mục tiêu nghề nghiệp cụ thể

Lưu ý rằng, bạn đang viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán chứ không phải đang trình bày mục tiêu chung chung cho tất cả các ngành. Trong kế toán lại chia thành nhiều vị trí khác nhau. Thứ mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy chính là những dự định, kế hoạch, phẩm chất, năng lực và lời cam kết phù hợp với công việc mà bạn đang mong muốn ứng tuyển. Do đó, cần bạn phải dẫn đặt mục tiêu cụ thể. 

Để có thể làm được điều này, bên cạnh việc sàng lọc những phẩm chất, mục tiêu phù hợp cho vị trí công việc, bạn nên đưa vào đó những từ khóa mang tính “chuyên ngành” và liên quan trực tiếp đến vị trí bạn muốn ứng tuyển. Ví dụ, khi nhắc đến mục tiêu nghề nghiệp kế toán thuế, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ bị thu hút bởi các tính từ “tỉ mỉ”, “cẩn thận”, “am hiểu luật thuế”, “Phần mềm tính thuế”, chính xác”,...

2.3. Thể hiện những giá trị mà bạn có thể mang lại 

Thể hiện những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty ở vị trí kế toán
Thể hiện những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty ở vị trí kế toán

Bên cạnh những phẩm chất, kỹ năng phù hợp hỗ trợ đắc lực cho công việc, mục tiêu nghề nghiệp kế toán được đánh giá cao khi trong đó thể hiện được những giá trị mà bạn cam kết, lên kế hoạch có thể mang lại cho công ty. 

Những giá trị này thể hiện ở việc cam kết nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thành tốt KPI được giao, đồng hành cùng quá trình phát triển của doanh nghiệp, kiểm soát chi phí đầu ra đầu vào chặt chẽ tiết kiệm chi phí cho công ty,..Nếu mục tiêu chỉ chăm chăm hướng đến những lợi ích cho ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ không có một căn cứ nào để xác định về độ phù hợp của ứng viên đó với doanh nghiệp. Dĩ nhiên, với một CV ứng tuyển vị trí kế toán thể hiện rõ những giá trị sẽ nằm trong vùng ưu tiên hàng đầu. 

3. Tham khảo các mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán nổi bật

 Giúp bạn hình dung rõ hơn về cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp kế toán, timviec6s mang đến bạn những ví dụ tham khảo cụ thể cho một số vị trí nổi bật của ngành kế toán ngay sau đây, để linh hoạt vận dụng trong CV của mình nhé.

3.1. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho sinh viên mới ra trường, thực tập sinh

“Tốt nghiệp loại Giỏi, chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, cùng với sự cẩn thận, tỉ mỉ, tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán kho. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ nỗ lực hết mình và phối hợp với phòng ban hoàn thành tốt các đầu việc được giao của kế toán kho và đạt điểm thực tập tốt và trở thành nhân viên chính thức để đồng hành cùng doanh nghiệp trên chặng đường phát triển mới”.

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho sinh viên mới ra trường, thực tập sinh
Mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho sinh viên mới ra trường, thực tập sinh

“ Sinh viên năm 4, chuyên ngành kế toán tại Đại học Ngoại thương, kết hợp với kỹ năng học hỏi nhanh, sự cẩn thận của mình, tôi mong muốn có cơ hội thực tập và phát triển sự nghiệp kế toán của mình tại quý doanh nghiệp. Tôi tự tin sẽ hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, kết thúc kì thực tập với kết quả tốt và trở thành nhân viên kế toán chuyên nghiệp tại công ty”.

3.2. Mục tiêu  nghề nghiệp khi ứng tuyển vào vị trí kế toán trưởng

“Với 5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán tổng hợp, tôi mong muốn áp dụng những kinh nghiệm sâu rộng của mình trong nghiệp vụ kế toán và phân tích tài chính để dẫn dắt, đào tạo nhân viên trong bộ phận kế toán làm việc hiệu quả, tiết kiệm chi phí góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty. Trong 3 năm tới, tôi kỳ vọng trở thành trưởng phòng tài Chính - kế toán”

3.3. Ứng tuyển vào các vị trí: kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán tiền lương,...

“Với kinh nghiệm 3 năm làm việc ở vị trí kế toán thuế, am hiểu sâu sắc những quy định của pháp luật về thuế, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng về về hạch toán các tài khoản kế toán như: doanh thu, chi phí, TSCĐ, công nợ, v.vv, đồng thời phối hợp với nhiều khách hàng, ngân hàng về các quyết toán các khoản vay, nợ,...tự tự tin hoàn thành những nhiệm vụ được giao ở vị trí kế toán tổng hợp ở quý công ty. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ tích cực nâng cao chuyên môn, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng quản lý phấn đấu trở thành kế toán trưởng trong 3 năm tới.    

“Tốt nghiệp loại giỏi ngành kế toán - tài Chính ngành Học viện Tài Chính, am hiểu về pháp luật thuế, BHXH, trả lương cho người lao động,...cùng với kỹ năng tính toán chính xác, sự cẩn thận tôi tự tin hoàn thành nhiệm vụ được giao ở vị trí kế toán nội bộ và phấn đấu trở thành nhân viên kế toán tổng hợp xuất sắc”.,...                          

Như vậy timviec6s vừa giúp bạn giải mã vai trò của mục tiêu nghề nghiệp kế toán cũng như hướng dẫn bạn cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp kế toán hiệu quả và hút nhà tuyển dụng nhất. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích.