Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trình độ ngoại ngữ tốt không chỉ giúp bạn giao lưu kiến thức, văn hóa, khám phá thế giới mà còn là chiếc khóa giúp bạn chinh phục cơ hội việc làm hấp dẫn. Việc thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ sẽ giúp bạn hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong môi trường làm việc rộng mở mà còn tự tin hơn khi đối diện với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Thế nhưng không phải ứng viên nào cũng biết cách thể hiện thế mạnh của mình cũng như yêu cầu căn bản của nhà tuyển dụng - trình độ ngoại ngữ trong hồ sơ xin việc từ CV, sơ yếu lý lịch đến đơn xin việc. Nếu bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào một vị trí công việc yêu cầu ngoại ngữ, thì những hướng dẫn chi tiết về cách điền/thể hiện trình độ ngoại ngữ trên hồ sơ ứng tuyển được hướng dẫn bởi timviec6s sẽ giúp bạn nắm một cách rõ nhất.
Một cách đơn giản, trình độ ngoại ngữ là năng lực, mức độ thành thạo ngôn ngữ khác của một người ngoài tiếng mẹ đẻ. Trình độ ngoại ngữ không những thể hiện khả năng hoàn thành các bài kiểm tra ở các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở ngôn ngữ khác mà còn thể hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ đó trong đời sống giao tiếp hằng ngày hoặc ứng dụng trong công việc từ việc hiểu rõ và phản hồi những yêu cầu và phối hợp công việc nhịp nhàng trong môi trường quốc tế đến việc có thể truyền tải, diễn đạt các vấn đề liên quan bằng loại tiếng thứ hai.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, trình độ ngoại ngữ trở thành thước đo lý tưởng phản ánh kỹ năng của ứng viên, nhất là những vị trí làm việc trong môi trường nước ngoài, đồng thời là điểm cộng giúp ứng viên tỏa sáng và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng so với hồ sơ ứng viên không có trình độ ngoại ngữ nổi bật.
Đây cũng là trường thông tin thông dụng bạn có thể thấy trên tất cả các tài liệu trong hồ sơ xin việc từ sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc/cover letter.
Không phải ngẫu nhiên mà trên sơ yếu lý lịch, CV hay đơn xin việc mẫu, bên cạnh trình độ chính trị, trình độ học vấn, không thể thiếu trường trình độ ngoại ngữ. Như đã nhấn mạnh, trình độ ngoại ngữ là nội dung bắt buộc mà nhà tuyển dụng yêu cầu, đặc biệt là đối với các ứng viên đăng ký vào các vị trí yêu cầu ngoại ngữ.
Trừ các vị trí lao động phổ thông, việc làm bán hàng, chăm sóc khách hàng với đối tác người Việt, khoảng 90% các đơn vị tuyển dụng sinh viên đại học đều yêu cầu trình ngoại ngữ (tiếng Anh) ít nhất là Toeic 450 để phục vụ công việc.
Điển hình như các ngành công nghệ thông tin, truyền thông, báo chí, kinh tế Quốc tế,...chưa kể đến các vị trí mà ngoại ngữ là môn chuyên ngành. Việc thể hiện trình độ ngoại ngữ trong hồ sơ xin việc chính là căn cứ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực ngoại ngữ của ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí công việc hay không.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là yếu tố ưu tiên giúp ứng viên tự tạo ra được lợi thế riêng. Nếu theo dõi các mô tả công việc trên các diễn đàn tuyển dụng hiện nay, dễ thấy thành thạo ngoại ngữ thường đóng một vai trò đặc biệt. Giữa một Designer có kinh nghiệm và kỹ năng như nhau, người có trình độ tiếng Anh tốt sẽ được ưu tiên trao cơ hội.
Bên cạnh hai lý do trên, dễ hiểu ngoại ngữ như tiếng Anh ( Sau những năm 1991 đến nay) là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông đến đại học. Việc thể hiện trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch, đơn xin việc còn giúp ứng viên cung cấp những thông tin học vấn căn bản đến đơn vị tuyển dụng giúp đơn vị cầm cân nảy mực có một cái nhìn tổng quan nhất về mình.Vậy bạn đã biết cách thể hiện trình độ ngoại ngữ trên hồ sơ xin việc như thế nào?
Đều là tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin việc, song cách thể hiện trình độ ngoại ngữ ở mỗi loại tài liệu là khác nhau. Với sơ yếu lý lịch, bạn chỉ cần điền thông tin về ngoại ngữ và trình độ của mình theo form sẵn, trong khi với hai tài liệu còn lại, ngoài việc thể hiện đúng thông tin trình độ ngoại ngữ của bạn thân, bạn đồng thời sẽ cung cấp các thông tin liên quan khác như chứng chỉ, kỹ năng giao tiếp về ngoại ngữ, các hoạt động, dự án tham gia liên quan đến trình độ ngoại ngữ đã đề cập để chứng minh về năng lực đồng thơi thuyết phục nhà tuyển dụng về các thông tin đã đề cập. Cụ thể, thông tin về trình độ ngoại ngữ trên các loại tài liệu sẽ được thể hiện như sau:
Sơ yếu lý lịch: Là tài liệu tóm lược lý lịch bản thân, gia đình một cách đầy đủ nhất nhằm cung cấp đến nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quan, bạn có khoảng một dòng để tóm lược nội dung về trình độ ngoại ngữ của bản thân.
Trong dung lượng giới hạn này, bạn chỉ cần đề cập đến 2 thành tố bao gồm: Tên ngoại ngữ mà đã học, cộng với chứng nhận năng lực ngoại ngữ hoặc Quốc tế. Ví dụ: Tiếng Anh - trung cấp (B2), tiếng Nhật (JLPT N2) hay tiếng Anh IELTS 6.5….
Nếu bạn chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 mà chưa tham gia thi đánh giá năng lực ở chương trình nào, có thể ghi “không” trong nội dung này.
Ngoài ra, nếu vị trí công việc của bạn yêu cầu ngoại ngữ, nhưng chứng chỉ ngoại ngữ thể hiện trình độ đã hết hạn, bạn có thể ghi tên ngoại ngữ mà không kèm theo văn bằng, điều này cũng có thể được chấp nhận.
CV xin việc: Trong CV xin việc, có 3 vị trí xuất hiện của trình độ ngoại ngữ có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đầu tiên là mục kỹ năng.
Ở trường thông tin bắt buộc này, bạn có thể làm nổi bật trình độ ngoại ngữ bằng cách lồng ghép năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh/tiếng Hàn tiếng Nhật. Điều này có tác dụng kích thích sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay cả việc bạn không hề đề cập đến điểm ngoại ngữ của bạn là bao nhiêu.
Trường thông tin thứ hai có thể làm điểm nhấn để khoe trình độ ngoại ngữ của bạn chính là chứng chỉ. Cùng với các chính chỉ bắt buộc mà hầu hết các đơn vị tuyển dụng các vị trí văn phòng đều yêu cầu như chứng chỉ tin học hay chứng chỉ tiếng Anh, việc trình bày thêm các chứng chỉ ngoại ngữ khác phục vụ cho công việc có tác dụng giúp nhà tuyển dụng hình dung rõ hơn về năng lực thực tế của bạn.
Với nội dung chứng chỉ này, trình độ ngoại ngữ sẽ được thể hiện theo phương pháp liệt kê với cấu trúc tên ngoại ngữ bạn đã từng theo học và điểm, trình độ đánh giá dựa trên khung đánh giá năng lực Việt Nam hoặc Quốc tế tương tự như khi ghi trên sơ yếu lý lịch. Bạn có thể ghi trên chứng chỉ của CV như sau: Tiếng Anh trình độ C2, tiếng Anh IELTS 7.0, Tiếng Hàn TOPIK 5, Tiếng Trung HSK: 6.
Với những ứng viên theo đuổi chuyên ngành mà ngoại ngữ là môn chuyên ngành ví dụ sư phạm tiếng Trung, Ngôn ngữ Anh - Trung, Tiếng Pháp,...hoàn toàn có thể phô diễn trong trường thông tin học vấn. Với nội dung này, học sẽ đề cập đến tên trường theo học, thời gian, tên chuyên ngành liên quan và điểm tổng kết.
Trình độ ngoại ngữ trong CV cũng có thể gián tiếp được thể hiện qua kinh nghiệm hay các hoạt động tham gia. Nếu trước đó, bạn từng tham gia giảng dạy tiếng Anh, làm gia sư tiếng Anh, làm các công việc trực tiếp với người nước ngoài như sales tour, dẫn tour quốc tế,..Đây cũng điểm sáng giúp cho trình độ ngoại ngữ trong CV của bạn trở nên nổi bật và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
Đơn xin việc: Nếu như trong CV xin việc trình độ ngoại ngữ được thể hiện chủ yếu qua phương pháp liệt kê và đan cài trên các trường nội dung khác nhau, trong đơn xin việc, trình độ ngoại ngữ thường sẽ được thể hiện và đặt trong mối tương quan với các thông tin khác để tạo nên sức bật thuyết phục nhà tuyển dụng. Thay vì liệt kê như sơ yếu lý lịch hay CV, bạn sẽ đưa dữ kiện nổi bật nhất trong trình độ ngoại ngữ của bạn và xâu chuỗi trong câu như sau “Tôi tốt nghiệp chuyên ngành marketing của Đại học ngoại thương, tháng 8 vừa qua, tôi cũng vừa đạt chứng chỉ IELTS 8.0, cộng với thành thạo các kỹ năng về văn phòng, giao tiếp tốt với người nước ngoài, tôi tự tin đảm nhiệm vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng của quý công ty”.
Trong đơn xin việc, để ngoại ngữ của bạn trở nên nổi bật, cần tinh tế lựa chọn những dữ kiện tốt và đặt trong mối liên quan với các thông tin khác.
Bên cạnh những hướng dẫn chi tiết trên đây về cách điền và thể hiện trình độ ngoại ngữ, bạn cần bỏ túi một vài lưu ý sau đây để tránh những sai sót nhé.
Điều quan trọng đầu tiên đó chính là tính trung thực. Với hầu hết các nhà tuyển dụng, “săn đón” được một ứng viên có trình độ ngoại ngữ thành thạo là thành công. Giữa một biển hồ sơ ứng viên, trình độ ngoại ngữ tốt sẽ là thành tố giúp bạn được nhà tuyển dụng cân nhắc và được trao cơ hội. Tuy nhiên, phải vì thế mà ứng viên được phóng đại trình độ thực tế của mình. Việc nói dối có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu nhầm về năng lực thực tế và trở thành rào cản to lớn trong vòng phỏng vấn cũng như thời điểm nhận và làm việc.
Thứ hai là thời gian. Mỗi chứng chỉ, văn bằng đều có thời hạn. Các chính chỉ ngoại ngữ thông dụng như IELTS, JLPT, TOPIK có thời gian sử dụng là 2 năm. Cho nên trước kì ứng tuyển, bạn cần kiểm tra lại thời hạn của chứng chỉ và có kế hoạch thi để phục vụ cung cấp bằng cấp và cập nhật thông tin về trình độ ngoại ngữ cần thiết, tránh ghi thông tin ngoại ngữ bị hết hạn nhé.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây giải thích về khái niệm trình độ ngoại ngữ cũng như hướng dẫn chi tiết cách viết trình độ ngoại ngữ trên hồ sơ xin việc sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập timviec6s thường xuyên để tham khảo các việc làm hấp dẫn cũng như bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng với cách hoàn thành hồ sơ xin việc đúng chuẩn nhé.
Đăng nhập
Đăng nhập nhà tuyển dụng
Đăng nhập ngay để trải nghiệm dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng
Tài khoản
Mật khẩu
Đăng nhập
Đăng nhập ứng viên
Đăng nhập Timviec6s, cơ hội việc làm rộng mở, ứng tuyển nhanh
Tài khoản
Mật khẩu