Bí quyết trình bày sở thích trong CV đúng ý nhà tuyển dụng

Đặt bút viết CV, phần lớn người tìm việc chúng ta tìm mọi cách để nổi bật kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng của bản thân mà ít khi để ý đến sở thích vì cho rằng, nội dung này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Trên thực tế, mặc dù chỉ chiếm một không gian nhỏ bé trong CV, nhưng nếu biết cách thể hiện, bạn hoàn toàn có thể thu hút nhà tuyển dụng bằng việc nổi bật cá tính cá nhân và mối tương quan giữa sở thích và các kỹ năng cần thiết cho công việc, nhất là trong các CV dành cho người không có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường. Trong bài viết này, hãy cùng timviec6s đi sâu vào tầm quan trọng của sở thích trong CV, cách bạn có thể trình bày chúng một cách hiệu quả nhất để chiếm thiện cảm của nhà tuyển dụng.  

1. Đưa sở thích vào CV có tác dụng gì?

Thực lòng mà nói, khi nhắc đến những thành phần quan trọng nhất của CV thường sẽ không có sở thích. Đặc biệt là trong những CV dành cho người giàu kinh nghiệm, thường bạn sẽ quá quen thuộc với các trường thông tin về kinh nghiệm, học vấn, giới thiệu bản thân. Sự vắng bóng của sở thích đặt ra nhiều câu hỏi cho không ít ứng viên rằng “liệu có cần thiết phải đặt sở thích vào CV hay không”, “Sở thích có thực sự hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng hay không”. 

Tác dụng của đưa sở thích vào CV
Tác dụng của đưa sở thích vào CV

Vì là phần thành phần không bắt buộc, cho nên hay không đưa sở thích vào CV chỉ đơn thuần là quyết định từ phía bạn. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong danh mục những người không có kinh nghiệm, mới ra trường, không có kinh nghiệm và nền tảng học vấn nổi bật, việc đưa sở thích là CV là điều cần thiết. Vài tác dụng tuyệt vời sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trường thông tin này. 

1.1. Khỏa lấp khoảng trống trong CV

Nghe qua có vẻ “không công bằng” với một trường thông tin trong CV song nó lại phản ánh thực tế của những sinh viên mới ra trường, sinh viên thực tập những người có định hướng công việc mới.
Hãy tưởng tượng, bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp với một bản CV quá sơ sài với mục tiêu nghề nghiệp, hoạt động, vài kỹ năng, nền tảng học vấn không thực sự nổi bật,...Điều gì sẽ chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không phớt lờ bản tóm lý lịch?

Tuy nhiên, nếu bạn thêm vào CV mô tả cá nhân qua sở thích, đam mê, trước hết sẽ giúp bạn kéo dài được nội dung CV tránh khỏi những khoảng trống, thêm vào đó tạo thêm sức nặng để níu kéo ánh nhìn của nhà tuyển dụng, bởi các nhà cầm cân nảy mực có thể căn cứ vào sở thích để kết nối với các phẩm chất, kỹ năng tiềm năng cho công việc.

1.2. Tạo ấn tượng cá nhân

Đưa sở thích vào CV là bí quyết giúp CV của bạn trở nên cá nhân hóa CV của bạn. Trong khi các thông tin kinh nghiệm, học vấn và kỹ năng đều mang tính khác quan, sở thích lại thể hiện nhiều hơn về những chất riêng của con người bạn. 

Đưa sở thích để tạo ấn tượng cá nhân
Đưa sở thích để tạo ấn tượng cá nhân

Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn qua những gì bạn yêu thích và đam mê. Giữa một rừng hồ sơ trăm mẫu như một sự xuất hiện của những đam mê, phẩm chất khác biệt và liên quan trực tiếp đến công việc có thể giúp nhà tuyển dụng cảm thấy dễ nhận ra nét tương đồng.

Những sở thích độc đáo và có khả năng tạo ra nguồn cảm hứng cho công việc bạn đang ứng tuyển cũng sẽ là chủ đề tuyệt vời trong buổi phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng. Ví dụ, bạn đam mê du lịch, từng đến nhiều quốc gia và đang ứng tuyển vào vị trí hướng dẫn viên du lịch, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có nhiều câu hỏi thú vị liên quan đến nghề nghiệp và trải nghiệm của bạn có thể hỗ trợ cho công việc.  

1.3. Sở thích phản ánh kỹ năng và giá trị ứng viên có thể mang lại cho công việc

Bên cạnh thể hiện cái tôi cá nhân trong CV lẫn vùi lấp các khoảng trống trong CV cho sinh viên mới ra trường hay người không có kinh nghiệm, sở thích còn là tấm gương phản chiếu những kỹ năng và giá trị mà ứng viên đó sở hữu. 

Thông qua việc thể hiện những đam mê liên quan đến công việc, nhà tuyển dụng sẽ dễ mường tượng về mối tương quan của đam mê đó với những kỹ năng bạn có thể áp dụng và hỗ trợ cho công việc. Ví dụ, bạn có sở thích và năng khiếu viết lách khi bạn ứng tuyển vào vị trí content writer điều này cho thấy bạn có khả năng tạo ra những nội dung mạch lạc và thu hút hơn là những người không đề cập đến điều này mà chỉ đơn thuần thể hiện trình độ học vấn liên quan. 

Logic đơn giản là dù bạn có giỏi đến đâu, vì kỹ năng cũng sẽ mai một nếu không rèn luyện. Việc đam mê và làm một việc gì đó thường xuyên sẽ giúp nhà tuyển dụng tin bạn thực sự tiềm năng với công việc mà họ đang chiêu mộ. Ngoài ra, rất nhiều những niềm đam mê và những kỹ năng gần như không thể tách rời. Ví dụ, yêu thích việc đọc sách sẽ kích thích tư duy phản biện đồng thời phản ánh về phẩm chất luôn tìm tòi và chinh phục kiến thức, kỹ năng mới. Đam mê thể thao giúp bạn phản ánh tinh thần đồng đội, làm việc nhóm tốt. 

Sở thích phản ánh kỹ năng và giá trị ứng viên có thể mang lại cho công việc
Sở thích phản ánh kỹ năng và giá trị ứng viên có thể mang lại cho công việc

1.4. Khai thác được độ phù hợp của ứng viên mới doanh nghiệp

Một trong những thành tố quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân viên chính là độ phù hợp của ứng viên đó với doanh nghiệp. Vậy nên thông qua CV, nhà tuyển dụng không đơn thuần xem xét để lọc ra những ứng viên có kinh nghiệm, học vấn nổi trội mà còn tìm kiếm những hồ sơ phù hợp với văn hóa công ty. Ví dụ điển hình như, công ty đang theo đuổi phong cách làm việc năng động, sáng tạo, một ứng viên có năng khiếu nghệ thuật như ca hát, có khiếu dẫn chương trình, thích thể thao sẽ cho thấy sự hòa nhập của ứng viên vào môi trường tập thể tốt hơn. 

Vậy với những tác dụng này thì nên lựa sở thích vào CV như thế nào để thu hút? 

2. Cách thể hiện sở thích trong CV đúng ý nhà tuyển dụng

Dù mang nhiều tác dụng, song về cơ bản, sở thích không phải là nội dung phù hợp với tất cả các vị trí ứng tuyển.

Trước khi thể hiện sở thích, trước hết bạn cần xác định xem bản thân mình có thực sự nằm trong nhóm đối tượng cần đưa sở thích vào CV hay không. Nếu bạn đã có quá nhiều kinh nghiệm, thông tin học vấn, mục tiêu nghề nghiệp và các thành tựu nổi bật - tất cả nội dung này khi thể hiện trên CV đã vượt quá dung lượng 1 trang giấy, thì lời khuyên của timviec6s là không cần thiết phải đề cập đến sở thích nữa, vì việc chèn thêm thông không quá quan trọng sẽ làm nội dung chính bị loãng. Còn nếu như bạn là sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ công việc thì bây giờ đã đến lúc bạn đưa sở thích vào CV với những bí quyết sau đây. 

Cách thể hiện sở thích trong CV đúng ý nhà tuyển dụng
Cách thể hiện sở thích trong CV đúng ý nhà tuyển dụng

2.1.Chọn lọc những sở thích có thể hỗ trợ công việc

Khi đưa sở thích vào CV, bạn hãy cân nhắc thật kỹ với việc sở thích đó có thực sự phù hợp và hỗ trợ đắc lực cho bạn làm tốt công việc đang ứng tuyển hay không. Bởi vì nhà tuyển dụng chỉ muốn xác nhận những ứng viên thực sự phù hợp với công việc, nếu thể hiện những sở thích có phần quái dị không hỗ trợ cho công việc, chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ bị cân nhắc. 

Khi chọn sở thích để đưa vào CV, hãy cân nhắc đến sự phù hợp với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn ứng tuyển vào một công việc liên quan đến thể thao hoặc hoạt động ngoài trời, những sở thích liên quan sẽ tạo ấn tượng tích cực. Ngược lại, nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí trong lĩnh vực công nghệ, những sở thích như đọc sách về công nghệ hoặc tham gia các hội thảo có thể phù hợp hơn. 

Việc lựa chọn sở thích cần phải có sự cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng. Bạn nên xem xét văn hóa của công ty và các đặc điểm của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu công ty có một bầu không khí sáng tạo và khuyến khích sự đổi mới, bạn có thể muốn nêu rõ sở thích liên quan đến nghệ thuật, điều này sẽ thực sự thu hút nhà tuyển dụng. 

2.2. Trình bày những sở thích tích cực, không cá biệt

Có thể bạn mang tâm lý rằng, những sở thích độc đáo và cá biệt sẽ giúp bạn thực sự nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Dẫu biết sở thích phản ánh tính cá nhân song để có thể không làm nhà tuyển dụng bị “sốc” tâm lý, bạn nên đưa vào những sở thích tích cực và không quá khác biệt bên cạnh việc danh sách sở thích của bạn liên quan trực tiếp đến công việc. Các sở thích kì dị hay hơi hướng tiêu cực như

 như nuôi bọ cạp, săn bắn động vật, ăn thịt sống,...có thể làm hồ sơ của bạn bị xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn có thể thêm các sở thích tích cực như du lịch, tình nguyện, thể thao,chụp ảnh..Không chỉ phản ánh cá tính và đam mê của bạn mà thông qua đó còn cho thấy bạn là con người có bầu nhiệt huyết và niềm yêu thích với sự khám phá cái mới. Một số sở thích tích cực được nhà tuyển dụng ưng lòng khi đưa vào CV có thể kể đến: Thể thao, du lịch, công nghệ, nghệ thuật,...

2.3. Tránh liệt kê các sở thích chung chung

Để có thể tạo ấn tượng sâu sắc, bạn nên dẹp bỏ việc đưa vào CV những sở thích chung chung kiểu như nghe nhạc, xem phim mà trình bày rõ thể loại mình yêu thích ví dụ xem phim tài liệu, khoa học viễn tưởng, nghe nhạc pop, cổ điển,...Điều này không chỉ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn mà còn tạo ra cơ hội để hai bên có một buổi trò chuyện thú vị trong buổi phỏng vấn. 

Thay vào đó, hãy nêu rõ hơn về thể loại phim bạn thích (ví dụ: phim tài liệu, phim khoa học viễn tưởng) hoặc loại nhạc nào bạn yêu thích (nhạc cổ điển, nhạc indie). Việc này không chỉ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn mà còn tạo cơ hội cho một cuộc trò chuyện thú vị trong buổi phỏng vấn. 

3. Bí quyết trình bày sở thích trong CV 

3.1. Vị trí đặt để sở thích trong CV

Trước khi vào diễn đạt chi tiết, bạn cần nắm rõ về vị trí đặt để của nó. Sở thích không phải nội dung quan trọng nên sẽ không được ưu tiên đặt trên đầu, thay vào đó bạn nên đặt ở vị trí giữa tốt nhất là sau kỹ năng trong CV để giúp nhà tuyển dụng hình dung được mối liên hệ giữa kỹ năng và đam mê của ứng viên.

3.2. Trình bày rõ ràng

Với sở thích, bạn không cần phải giải thích chi tiết lý do vì sao thích hay giúp bạn thể hiện được gì trong công việc, nhà tuyển dụng sẽ là người trực tiếp thẩm định và đưa ra đánh giá. Bạn nên liệt kê những sở thích đã chọn theo các gạch đầu dòng sao cho rõ ràng, ngắn gọn và dễ nhìn nhất. Thêm vào đó, để tăng thêm độ tập trung bạn chỉ nên lựa khoảng 3- 5 sở thích nổi bật nhất của mình thôi nhé.

Trình bày sở thích một cách rõ ràng
Trình bày sở thích một cách rõ ràng

3.3. Kết Nối Sở Thích Với Kỹ Năng, hoạt động, dự án tham gia

Nếu có thể, hãy kết nối sở thích của bạn với các mục khác bạn đã nêu trong CV như kỹ năng, hoạt động tham gia, dự án mà bạn đã đề cập trong CV. Điều này giúp cho nhà tuyển dễ dàng thấy rõ được mối quan hệ giữa sở thích với các nội dung khác để tạo cho CV nhất quán. 

Như vậy, sở thích trong CV là một phần không thể thiếu giúp bạn tạo dựng ấn tượng cá nhân với nhà tuyển dụng. Khi được trình bày một cách hợp lý và phù hợp, sở thích có thể giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Hãy nhớ rằng, sở thích không chỉ đơn thuần là những gì bạn thích làm, mà còn là cách thể hiện con người bạn và khả năng phù hợp với văn hóa của tổ chức.

img Mục lục
Xem nhiều nhất
Đơn xin việc kính gửi ai và câu trả lời chính xác nhất
Đơn xin việc kính gửi ai? Nội dung người nhận trong đơn xin việc cần thể hiện như thế nào? Trong bài viết dưới đây của Timviec6s. Cùng khám phá nhé.
Ảnh hồ sơ xin việc và những lưu ý để thu hút nhà tuyển dụng
Quy định về kích thước màu sắc, vị trí dán ảnh hồ sơ xin việc ra sao? Và cần những lưu ý gì? Trong bài viết này, hãy cùng Timviec6s theo dõi ngay.
Người tham chiếu trong cv là gì? Cách viết người tham chiếu
Hãy cùng timviec6s đi tìm hiểu chi tiết về vai trò của trường thông tin người tham chiếu trong CV, cách thể hiện người tham chiếu trong CV chuyên nghiệp.
Hướng dẫn cách tạo CV trên điện thoại chuyên nghiệp nhất
Vậy tạo CV trên điện thoại mang lại những tiện lợi gì? Tạo CV trên điện thoại gồm những bước nào và cần lưu ý ra sao? Chúng ta hãy cùng tham khảo ngay.
Bí quyết viết CV nhân viên kinh doanh trăm trận trăm thắng
Những hướng dẫn chi tiết về vai trò và hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh của timviec6s sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng trong một nốt nhạc.
Bí quyết trình bày sở thích trong CV đúng ý nhà tuyển dụng
Trong bài viết này, hãy cùng timviec6s đi sâu vào tầm quan trọng của sở thích trong CV, cách bạn có thể trình bày chúng một cách hiệu quả nhất.