Trong hành trình chinh phục vị trí công việc như ý của dân Design chuyên nghiệp, một bản portfolio chuyên nghiệp được ví như thứ vũ khí sắc bén giúp ứng viên khẳng định năng lực bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn đang tạo hồ sơ xin việc để ứng tuyển vào vị trí công việc sáng tạo nhưng chưa biết cụ thể portfolio là gì, portfolio và CV khác biệt như thế nào và bằng cách nào để xây dựng một portfolio thật chuẩn? Hãy khám phá ngay nội dung dưới đây và Timviec6s giúp bạn tìm câu trả lời nhé.
Thuộc khối ngành sáng tạo và từng có kinh nghiệm tìm việc và ứng tuyển, chắc chắn thuật ngữ portfolio không còn quá xa lạ với bạn nữa. Hiểu một cách đơn giản, portfolio được hiểu là tệp tài liệu/bộ sưu tập tác phẩm, dự án phản ánh dấu ấn cá nhân của ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng. Portfolio có thể bao gồm các video, bài viết, các bức ảnh, các chuỗi ấn phẩm đồ họa. Portfolio là “mảnh đất đắc địa” để ứng viên thể hiện năng lực thực sự và kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng phục vụ công việc.
Đồng thời, giúp nhà tuyển dụng bao quát được năng lực ứng viên và tìm được những người đồng hành cùng doanh nghiệp phù hợp nhất. Trong bức tranh tuyển dụng đa ngành, portfolio được ví là một thứ “đặc sản” mà chỉ những nhà tuyển dụng khối ngành sáng tạo mới được tiếp cận. Với đặc điểm này thì khi nào ứng viên nên sử dụng portfolio để ứng tuyển?
Như đã nhấn mạnh, portfolio là một dạng hồ sơ năng lực đặc biệt, mà không phải nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu. Portfolio sinh ra để dành cho những vị trí đặc thù có sự sáng tạo cao nhằm giúp ứng viên phô diễn năng lực, kỹ năng thực tiễn thông qua các tác phẩm, thay vì diễn đạt những nội dung này dưới dạng câu chữ như các tài liệu tựa CV hay Resume.
Thông thường Portfolio sẽ được yêu cầu nộp ở các ngành nghề như thiết kế, marketing, truyền thông, thời trang,...vì những ngành này thường đánh giá năng lực nhân viên qua các sản phẩm thực tế, các dự án, chiến dịch, tác phẩm cá nhân. Việc xâu chuỗi các dự án, tác phẩm, ấn phẩm này lại với nhau thành một bộ sưu tập giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được năng lực nhân viên một cách chi tiết.
Vì thế, portfolio chỉ được dùng để doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên sáng tạo chuyên nghiệp, những người đã có kinh nghiệm, đã thành thạo các kỹ năng chuyên môn và hoàn toàn không phù hợp cho các ứng viên tìm việc làm part time, ứng viên mới ra trường, ứng viên ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh.
Đến đây chắc các bạn đã giải thích được Portfolio là gì cũng như nắm bắt khi nào cần sử dụng tài liệu này. Nếu đang tìm việc làm sáng tạo và mong muốn tỏa sáng với một bản portfolio chuyên nghiệp thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây hướng dẫn bạn xây dựng một bản Portfolio hoàn hảo nhé.
Một Portfolio cần đảm bảo được những nội dung thông tin sau đây:
-Danh sách tác phẩm, ấn phẩm mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Đây là nội dung quan trọng làm nên “linh hồn” của một portfolio. Ứng viên có thể trình bày theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc và tên sản phẩm cụ thể và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ví dụ: như một cuốn Album ảnh, Album đồ họa hoặc một File PDF các tác phẩm, cũng có thể là những bộ sưu tập online được gói trong một đường dẫn website để mở ra các bài viết, các video.
Nội dung thứ hai mà ứng viên cần đề cập trong Portfolio là thông tin bảo hộ quyền sở hữu. Vì chứa đựng các tác phẩm cá nhân, nên nhà tuyển dụng cần chắc chắn rằng những ấn phẩm trên không phải là một tác phẩm ăn cắp, sao chép và đích thị do chính ứng viên tự tạo ra và đã đăng ký bản quyền, quyền tác giả tại Bộ Văn Hóa, thể thao, du lịch và Cục sở hữu trí tuệ. Trên Portfolio ứng viên cần xác mình lại một lần nữa quyền “tác phẩm” của mình bằng việc đưa vào chi tiết về thông tin này nhé.
Trong nội dung này, ứng viên có thể đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, kế hoạch phát triển của mình trong tương lai (tối đa là 5 năm tới) với mục đích giúp nhà tuyển dụng trả lời được những câu hỏi: Ứng viên đó có phẩm chất gì phù hợp với công việc, định hướng gì, có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không. Tất cả điều bạn cần làm là thể hiện chúng một cách cụ thể, ngắn gọn. Mô tả bản thân trong Portfolio cũng trở nên ấn tượng khi bạn đưa thêm vào đó triết lý về công việc, phương châm theo đuổi công việc.
Dù bạn sử dụng portfolio hay CV để ứng tuyển thì thông tin cá nhân vẫn là trường nội dung bắt buộc. Đơn giản là vì, đây là sợi dây giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn và liên hệ với bạn để phản hồi hồ sơ ứng tuyển. Trên portfolio, thông tin cá nhân cần đề cập đến bao gồm: Họ và tên, năm sinh, giới tính, email, số điện thoại và mạng xã hội liên hệ như địa chỉ website, facebook, instagram. Với các bản portfolio online, ứng viên hoàn toàn có thể chèn đường link tiểu sử của mình vào để nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp cận. Dĩ nhiên, một chiếc ảnh đại diện đẹp sẽ làm cho Portfolio của bạn trở nên thu hút và tạo điểm nhấn hơn.
Mặc dù thông qua các tác phẩm, ấn phẩm, dự án bạn cung cấp, nhà tuyển dụng đã hình dung được năng lực thực tế của bạn. Tuy nhiên, họ vẫn muốn bản thân bạn khẳng định điều đó trực tiếp thông qua nội dung kỹ năng.
Tại đây, đừng quên trình bày những công cụ bạn thành thạo nhằm hỗ trợ trực tiếp cho công việc. Hãy trình bày 3-5 kỹ năng trong mục này nhé. Ví dụ: khi ứng tuyển vị trí designer giao diện người dùng, bạn có thể liệt kế: Photoshop, Ai, figma.
Bên cạnh các nội dung vừa đề cập, thông tin về học vấn bao gồm bằng cấp, chứng chỉ, giải thưởng đưa vào portfolio giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. Tại đây, bạn sẽ trình bày tên chuyên ngành, tên trường đào tạo, chứng chỉ (còn hạn) phục vụ công việc, thậm chí là những giải thưởng dành được. Lưu ý trình bày thành các gạch đầu dòng. Nếu nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu nộp duy nhất portfolio để ứng tuyển, bạn cần thiết chèn vào cái file hình ảnh minh chứng cho bằng cấp, chứng chỉ, giải thưởng mình đạt được ngay trong bộ sưu tập luôn nhé.
Dù đều nằm trong danh sách những tài liệu ứng tuyển việc làm được yêu cầu bởi nhà tuyển dụng, thế nhưng portfolio và CV ví dụ như CV designer là hai tài liệu hoàn toàn khác nhau và không phải khi nào cũng được dùng thay thế vị trí cho nhau. Những kiến giải ngay dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt portfolio và CV dễ dàng nhất.
Về hình thức, portfolio đại diện bởi các chuỗi hình ảnh, dự án, video, ấn phẩm đồ họa thực tế phú giàu màu sắc. Trên portfolio gồm rất ít các thông tin bằng chữ mà thu hút người nhìn bằng ngôn ngữ của màu sắc và nét chữ, đồ họa.
Vì đặc thù này nên độ dài của Portfolio không bị giới hạn, có thể từ vài trang đến vài chục trang giấy tùy vào số lượng sản phẩm, ấn phẩm, dự án mà ứng viên có.
Trong khi đó, mẫu CV chính là bản lý lịch trích ngang được trình bày hoàn toàn bằng chữ hoặc video (CV video) giúp nhà tuyển dụng hình dung về ứng viên một cách tổng quát thay vì chỉ tập trung vào năng lực thực tiễn. Dung lượng một bản CV thường bị giới hạn tối đa khoảng 2- 3 trang giấy.
Về nội dung, đặc điểm nổi bật nhất của portfolio chính là một sưu tập các tác phẩm phản ánh khả năng thực tế của ứng viên, tập trung vào thông tin năng lực, trong khi đó, CV là một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh của ứng viên gồm tổng hòa các thông tin từ mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, sở thích, học vấn, hoạt động tham gia, người tham chiếu. Do đó, CV sẽ sử dụng được đa dạng các vị trí ứng tuyển từ ứng viên không có kinh nghiệm, thực tập sinh đến người có kinh nghiệm. Trong khi Portfolio chỉ thực sự nổi bật và “tôn vinh” ứng viên khi chuỗi ấn phẩm, tác phẩm thực tế phong phú, vậy nên tài liệu này khá “kén chọn” và chỉ dành cho đối tượng người tìm việc đã có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng thành thạo.
Xu hướng săn nhân tài của nhà tuyển dụng các ngành sáng tạo bùng nổ cũng là thời điểm mà không ít ứng viên tự đặt ra câu hỏi: Phải làm gì để sở hữu một bản Portfolio ấn tượng và chứng minh với nhà tuyển dụng rằng, chính họ chứ không phải ai khác phù hợp với vị trí doanh nghiệp đang tuyển dụng. Và bí quyết của bạn là đây:
Thứ nhất, hãy chọn lọc những tác phẩm xuất sắc. Có thể bạn là nghệ sĩ toàn năng, có kinh nghiệm chụp ảnh và sở hữu nhiều dự án được đánh giá cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất để đưa vào bộ sưu tập Portfolio được xem là từ khóa giúp bạn trở nên nổi bật. Lời khuyên của Timviec6s chính là chất lượng hơn số lượng.
Thứ hai, lựa chọn font chữ dễ đọc, rà soát chính tả cẩn thận: Hình ảnh phản ánh nội dung căn bản của Portfolio, song phần chữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu bản thân và minh họa cho các chuỗi hình ảnh. Đặc biệt, mật độ chữ ít càng dễ giúp nhà tuyển dụng nhận ra các lỗi chính tả nếu bạn không thực sự để tâm nhất là các bản portfolio tiếng Anh.
Do đó, hãy chắc chắn bạn đã rà soát cẩn thận. Ngoài ra, bên cạnh lựa chọn font chữ nghệ thuật để làm đẹp mặt cho tác phẩm, bạn cũng phải đảm bảo là font chữ đó dễ nhìn, rõ nét để nhà tuyển dụng có thể nắm rõ được toàn bộ nội dung portfolio một cách trọn vẹn.
Thứ ba là thường xuyên cập nhật Portfolio. Rõ ràng, là thành viên của ngành sáng tạo, bạn cũng sẽ khó chấp nhận việc bạn thân mình không tạo ra một dấu ấn mới mẻ gì. Thêm nữa, “trình” của bạn sẽ thay đổi theo thời gian, do đó hãy thường xuyên update Portfolio của mình với những tác phẩm mới nhất nhé.
Trên đây là những thông tin kiến giải chi tiết cho câu hỏi Portfolio là gì, phân biệt portfolio với các tài liệu ứng tuyển khác cũng như bí quyết sở hữu một bản portfolio ấn tượng. Hãy áp dụng những lời khuyên đó để sáng tạo cho mình một bản portfolio hoàn hảo nhé.
Đăng nhập
Đăng nhập nhà tuyển dụng
Đăng nhập ngay để trải nghiệm dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng
Tài khoản
Mật khẩu
Đăng nhập
Đăng nhập ứng viên
Đăng nhập Timviec6s, cơ hội việc làm rộng mở, ứng tuyển nhanh
Tài khoản
Mật khẩu