Để tạo được ấn tượng mạnh và thu hút ánh nhìn của nhà tuyển dụng từ lần chạm đầu tiên cho vị trí nhân viên kinh doanh, bước đầu tiên chính là kiến tạo một CV nhân viên kinh doanh thực sự nổi bật, chuyên nghiệp và mang dấu ấn tích cực về bản thân. Những hướng dẫn chi tiết về vai trò và hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh của timviec6s sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng trong một nốt nhạc. Hãy theo dõi ngay sau đây nhé.
Là “bộ mặt thương hiệu” của doanh nghiệp, đồng thời là lực lượng nòng cốt kiến tạo ra lợi nhuận chính cho doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh là vị trí được tuyển dụng đông đảo nhất hiện nay với chế độ phúc lợi tốt và khả năng phát triển bản thân tốt nhất. Vin vào điều này, cho nên rất nhiều ứng viên ứng vào vị trí này mang tâm lý rằng, chỉ cần sở hữu những kỹ năng tốt, kinh nghiệm chinh phục khách hàng tốt đã đủ điều kiện có mặt tại doanh nghiệp mà bỏ quên vai trò của CV.
Trên thực tế, CV nhân viên kinh doanh nếu được trình bày hợp lý, chuyên nghiệp sẽ làm tốt hơn vai trò là tờ khai tóm lược lý lịch thông thường, tài liệu này giúp bạn phô diễn kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp, năng lực thực tế bạn có thể ứng dụng trong công việc kinh doanh, đặc biệt là khả năng tạo ra những giá trị, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong làn sóng tuyển dụng dồn dập, mẫu CV nhân viên kinh doanh gần như là tài liệu bắt buộc mà đơn vị chiêu mộ yêu cầu ở ứng viên, là văn bản đầu tiên họ tiếp nhận để hình dung về ứng viên và đưa ra quyết định trao cơ hội cho ứng viên đó vào vòng phỏng vấn hay loại ngay vòng gửi xe. Bởi lẽ, một bản CV nhân viên kinh doanh sẽ nói hộ với nhà tuyển dụng rằng, hồ sơ của bạn có sự khác biệt gì và lý do vì sao nên tạo cơ hội cho bạn. Vậy nên dù đang mang tâm lý lên mạng đăng status để tìm việc làm kinh doanh Freelancer, hay tận dụng các mối quan hệ để ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, thì việc chuẩn bị một bản CV là yêu cầu bắt buộc mà ứng viên cần phải làm. Cũng đừng lo lắng vì chưa lần nào tạo CV, những hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu của timviec6s ngay dưới đây sẽ giúp bạn.
Trước khi bắt tay vào tạo CV nhân viên kinh doanh, việc đầu tiên chính là xác định bố cục. Về cơ bản, bố cục nhân viên kinh doanh không khác nhiều so với những mẫu CV đặc thù như Designer, kế toán. Để đảm bảo nhà tuyển dụng có thể tiếp cận đầy đủ các thông tin về bản thân của ứng viên, đồng thời có cơ sở để đưa ra những đánh giá quan trọng trong vòng sơ tuyển, khi trình bày CV kinh doanh, bạn cần thiết đảm bảo những thành tố sau đây:
-Thông tin cá nhân: Phần nội dung này đi vào liệt kê các trường thông tin liên hệ của ứng viên như họ và tên, ảnh, số điện thoại, email, địa chỉ, giới tính. Với tác dụng là giúp nhà tuyển dụng hình dung sơ bộ về chuyên viên kinh doanh họ đang tuyển dụng và dễ dàng liên hệ với bạn để trả kết quả. Vậy nên bạn cần đảm bảo được tính chính xác của thông tin và trình bày một cách dễ nhìn nhất.
- Mục tiêu nghề nghiệp, mô tả bản thân: Nằm ngay sau thông tin cá nhân, mô tả/giới thiệu bản thân trong CV giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy mục tiêu, kế hoạch phát triển sự nghiệp khi được nhà tuyển dụng trao cơ hội.
-Trình độ học vấn: Đây là trường thông tin quan trong tiếp theo trong CV nhân viên kinh doanh, vì giúp đơn vị cầm cân nảy mực nắm rõ được nền tảng kiến thức áp dụng vào công việc. Trên thực tế, với riêng vị trí nhân viên kinh doanh, đặc thù công việc làm việc trực tiếp với khách hàng yêu cầu về các kỹ năng mềm hơn, cho nên bạn không cần phải lo lắng khi xuất phát học vấn của mình không phải là GPA cao hoặc bắt buộc phải học đại học. Tuy nhiên để đảm bảo sự cân đối cho CV, bạn hãy trình này học vấn cao nhất của mình theo các gạch đầu dòng gồm tên trường, thời gian theo học, xếp loại, điểm trung bình (nếu có).
-Kỹ năng: Đây là mục thông tin điểm nhìn của nhà tuyển dụng trong CV nhân viên kinh doanh vì thể hiện gián tiếp năng lực thực tiễn và khả năng hoàn thành tốt hay không nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, làm việc với đối tác, phối hợp với phòng ban khác xây dựng chiến lược nâng cao doanh số.
-Kinh nghiệm làm việc: Nội dung bắt buộc trong CV nhân viên kinh doanh này đóng vai trò then chốt giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên vì giúp đơn vị chiêu mộ đánh giá được mức độ thành thục và hiệu quả công việc tương lai ứng viên có thể mang lại.
-Chứng chỉ: Đối với một số vị trí nhân viên kinh doanh đặc thù như sales logistics, chuyên viên kinh doanh quốc tế, Purchaser,...đều bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ để làm việc. Cùng với đó phải thông thạo các phần mềm tin học văn phòng lẫn các phần mềm chuyên ngành,...Việc trình bày thêm các chứng chỉ như tiếng Anh, tin học, chứng chỉ Logistic liên quan sẽ phản ánh được khả năng sử dụng các công cụ để hoàn thành công việc tốt nhất.
-Hoạt động tham gia, dự án, sở thích: Các trường thông tin này không bắt buộc phải có trong CV, tuy nhiên lại đóng vai trò khá quan trọng trong việc thể hiện gián tiếp các kỹ năng, phẩm chất phục vụ cho công việc nhân viên kinh doanh, đặc biệt là đối với các ứng viên là sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm.
Ngoài tác dụng khỏa lấp các khoảng trống, những nội dung này sẽ thể hiện được những thế mạnh, chất riêng của bản thân từ đó tạo ra điểm sáng cho CV. Trên đây chính là bố cục cần có trong CV nhân viên kinh doanh, ngay bây giờ hãy góp nhặt những bí quyết sau đây để làm CV nhân viên kinh doanh của bạn trở nên ấn tượng nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp nằm trong bố cục cơ bản của một mẫu CV cho hầu hết các vị trí, thế nhưng với riêng vị trí nhân viên kinh doanh, mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí là vai trò quyết định đối với sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm.
Mục tiêu phản ánh phẩm chất cốt lõi phải có của nhân viên kinh doanh như kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho sự nghiệp, chí tiến thủ…phẩm chất đó nó quan trọng hơn tất cả những kinh nghiệm được thể hiện.
Để có thể phô diễn những phẩm chất này, bạn cần trình bày một cách cụ thể thành quả, con số bạn dự kiến có thể đạt được khi được trao cơ hội một cách thật súc tích. Bạn có thể chia ra làm hai mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, trình bày cụ thể mục tiêu cho từng giai cho mình. Bạn có thể tham khảo những ví dụ sau đây:
“Với kinh nghiệm 3 năm ở vị trí chuyên viên kinh doanh phần mềm và liên tục nhận được giải thưởng nhân viên xuất sắc trong 3 năm liên tiếp tại công ty cũ, tôi tự tin hoàn thành KPI công việc tại công ty ngay trong tháng đầu thử việc, phấn đấu vượt KPI từ tháng tiếp theo”.
“Trong 1 năm tới, phấn đấu trau dồi năng lực, phẩm chất để trở thành quản lý kinh doanh”.
“Tốt nghiệp chuyên ngành quản lý kinh tế Đại học NEU, thành thạo kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, nắm vững kiến thức lên chiến dịch quảng cáo trực tuyến, tôi tự tin hoàn thành các đầu việc được giao ở vị trí nhân viên kinh doanh tại Quý công, cùng với đó là liên tục học hỏi từ đồng nghiệp cấp trên để trở thành nhân viên chính thức của công ty sau kì thực tập kết thúc”.
“Tôi có hai năm kinh nghiệm làm việc ở trị trí nhân viên kinh doanh các sản phẩm công nghệ. Với khả năng giao tiếp tốt, kinh nghiệm tư vấn và chốt sale cho hơn 100 khách hàng doanh nghiệp và cá nhân sử dụng các phần mềm công nghệ, tôi tự tin mình có thể góp phần đóng góp vào tăng trưởng chung của công ty. Tôi kỳ vọng thăng tiến lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh mảng các sản phẩm, dịch vụ số của công ty trong vòng 2 năm tới.”
Một trong những bí quyết cần bỏ túi khi tạo CV nhân viên kinh doanh chính là thêm một ảnh chân dung thật chuyên nghiệp để tạo điểm nhấn. Tuy là thành phần không bắt buộc, nhưng thực tế cho thấy việc đưa một chiếc ảnh đẹp, chuyên nghiệp lên CV giúp bạn tạo một thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng. Nếu như bộ phận kinh doanh được ví là gương mặt thương hiệu của doanh nghiệp, thì chiếc ảnh của bạn trên CV đóng vai trò tương tự như thế.
Kinh doanh là vị trí thường xuyên gặp và làm việc trực tiếp với khách hàng, do đó, ngoại hình ưa nhìn, tác phong chuyên nghiệp là một điểm cộng rất lớn.
Đây cũng là tác dụng lớn nhất khi đưa ảnh vào CV bên cạnh chức năng vùi lấp khoảng trống. Khi đưa ảnh vào CV, không nhất thiết phải đưa ảnh thẻ, tuy nhiên, chú ý lựa chọn trang phục chuyên nghiệp, đầu tóc khi chụp ảnh, chiếc áo sơ mi, áo vest,...lịch sự có thể toát lên khí chất của nhân viên kinh doanh, thì việc chọn ảnh là cực kỳ quan trọng, bạn cần để ý nhé.
Để chiếc CV nhân viên kinh doanh của bạn trở nên hấp dẫn, bên cạnh kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp nổi bật, trình bày kỹ năng đúng cách chính là từ khóa giúp bạn gây ấn tượng cực mạnh. Đầu tiên, mẹo bạn luôn ghi nhớ chính là ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Hãy chọn lọc những kỹ năng quan trọng nhất có thể hỗ trợ bạn hoàn thành công việc ở vị trí nhân viên kinh doanh bạn ứng tuyển hiệu quả nhất khoảng 3-5 kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Để đảm bảo lựa chọn của bạn tương đồng với mong muốn của nhà tuyển dụng, việc rà soát mô tả công việc là cần thiết và yêu cầu về kỹ năng để đưa vào CV những nội dung phù hợp nhất. Một số kỹ năng không thể thiếu cho nhân viên kinh doanh chính là giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm, phân tích thị trường,...bạn có thể tham khảo để đưa vào CV nhé.
Giữa một CV nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm và không có thì chắc chắn CV thể hiện được kinh nghiệm xuất sắc sẽ nhận được sự ưu ái. Với CV nhân viên kinh doanh, ngoài việc thể hiện đầy đủ các thông tin vị trí, công việc kinh doanh và những nhiệm vụ đã làm, kinh nghiệm sẽ trở nên nổi bật nếu bạn thể được thành tựu đạt được thông qua những con số cụ thể, ví dụ như vượt KPI, kiếm được bao nhiêu khách hàng, tỷ lệ chốt sale là bao nhiêu %, thay vì đưa vào đó những công việc mà một nhân viên kinh doanh lặp đi lặp lại hằng ngày. Ngoài ra, hãy lưu ý trình bày thứ tự công việc kinh doanh của bạn đã làm theo trình tự từ gần đến xa. Những công việc làm gần đây sẽ ưu tiên đặt trước trong kinh nghiệm, tiếp đó là những công việc đã làm trước đó. Lưu ý, những việc làm bán thời gian hoặc không liên quan đến vị trí kinh doanh lắm thì có thể bỏ đi và không đưa vào CV nhé.
Sau đây là một ví dụ cho bạn: “
-Công ty TNHH LTpay Việt Nam (2/2022- 1/2025)
Nhân viên kinh doanh
+tìm kiếm khách hàng sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp (chấm công, HR, trung bình 50 khách hàng mới/tháng)
+Chăm sóc khách hàng tiềm năng
+ Chốt sale (tỉ lệ thành công >80%)”
Ngay cả việc bạn có quá nhiều kinh nghiệm thì các chuyên gia timviec6s cũng khuyên rằng, dung lượng tối ưu của chiếc CV nhân viên kinh doanh nên dừng ở khoảng 1- 2 trang giấy. Thực tế, nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc CV của bạn, sự dài dòng có thể gây loãng những thông tin chính và làm họ cảm thấy nhàm chán. Thêm vào đó, khi trình bày xong bạn hãy nhớ rà soát lại thật cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn những hạt sai chính tả để tránh mất điểm nhé.
Như vậy, timviec6s vừa chia sẻ đến bạn những bí quyết giúp bạn viết CV nhân viên kinh doanh chuẩn chỉnh. Hãy tạo CV theo những bí quyết cùng với việc tham khảo thêm mẫu CV đẹp trên timviec6s để chinh phục vị trí công việc yêu thích nhé.
Đăng nhập
Đăng nhập nhà tuyển dụng
Đăng nhập ngay để trải nghiệm dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng
Tài khoản
Mật khẩu
Đăng nhập
Đăng nhập ứng viên
Đăng nhập Timviec6s, cơ hội việc làm rộng mở, ứng tuyển nhanh
Tài khoản
Mật khẩu